Đa phần những trường hợp răng hô nặng, khấp khểnh nhiều, cung hàm hẹp không đủ chỗ để răng dàn đều thì khi niềng răng phải nhổ răng số 4.
Nhưng tại sao phải nhổ răng số 4 để niềng răng? Niềng răng nhổ răng số 4 có ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng không? Trường hợp nào phải nhổ răng số 4 để niềng răng? Niềng răng nhổ 4 cái có đau không? Nhổ 4 răng số 4 niềng răng có nguy hiểm không?
Đây là những băn khoăn, lo lắng của rất nhiều khách hàng trước khi niềng răng. Trong bài viết nàysẽ giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan đến vấn đề tại sao niềng răng phải nhổ răng số 4 và chia sẻ với bạn kỹ thuật niềng răng mới nhất hiện nay giúp hạn chế tối đa việc nhổ 4 răng số 4 niềng răng.
Mục lục
Răng số 4 là răng nào?
Răng số 4 là răng hàm nhỏ thứ nhất hay còn gọi là răng tiền hàm. Đếm từ vị trí răng cửa chính giữa vào thì răng số 4 ở vị trí thứ 4. Mỗi người có 4 răng số 4 bao gồm 2 răng số 4 hàm trên và 2 răng số 4 hàm dưới.
Tại sao niềng răng phải nhổ răng số 4 mà không phải răng khác?
Đa phần, nếu niềng răng phải nhổ răng để tạo khoảng trống dàn đều răng thì thường sẽ nhổ răng số 4. Lý do niềng răng nhổ răng số 4 mà không phải răng nào khác là bởi:
- Răng số 4 nằm giữa cung hàm nên khi nhổ răng số 4 sẽ thuận tiện hơn trong việc dịch chuyển răng, giúp răng cửa ở phía ngoài và răng hàm ở phía trong dễ dàng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn hơn.
- Răng số 4 không có tác dụng ăn nhai chính mà chỉ hỗ trợ cho việc cắn xé thức ăn. Nhổ răng số 4 sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chức năng của cung hàm. Nên trong trường hợp phải nhổ răng để niềng thì thường bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng số 4.
Trường hợp nào niềng răng phải nhổ răng số 4?
Mục đích của việc nhổ 4 răng số 4 niềng răng là để tạo khoảng trống cho răng dàn đều trên cung hàm. Vì vậy, niềng răng nhổ răng số 4 thường chỉ định cho những trường hợp sau:
- Răng hô, móm nặng do răng: Những trường hợp này, bác sĩ sẽ thường chỉ định niềng răng nhổ 4 cái răng số 4 để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn, khắc phục tình trạng hô, móm hiệu quả. Tuy nhiên, với trường hợp bị hô, móm do xương hàm thì sẽ phải phẫu thuật hàm mới hiệu quả.
- Răng khấp khểnh, chen chúc nặng: Nếu cung hàm quá hẹp, không đủ chỗ cho răng mọc đều thì sẽ dẫn đến tình trạng răng mọc khấp khểnh, chen chúc. Trường hợp này, bác sĩ sẽ tính toán đến kỹ thuật nong hàm để mở rộng diện tích vòm hàm, cho răng dàn đều. Nhưng nếu không thể nong hàm được thì niềng răng nhổ răng số 4 để khắc phục tình trạng răng mọc khấp khểnh, chen chúc.
- Răng bị bệnh lý, không thể chữa trị được: Với những trường hợp răng số 4 bị cách bệnh lý nghiêm trọng như sâu răng ăn mòn hết thân răng, viêm tủy, viêm nha chu nặng, áp xe chân răng, làm răng bị lung lay,… thì bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng số 4 và có phương pháp dịch chuyển răng khôn nếu cần thiết.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào răng hô, móm, khấp khểnh nặng cũng phải nhổ 4 răng số 4 niềng răng. Về nguyên tắc, bảo tồn tối đa răng thật là trong những tiêu chí quan trọng nhất khi niềng răng. Chỉ những trường hợp bắt buộc, không có phương pháp điều trị nào khác thay thế, bác sĩ mới chỉ định niềng răng phải nhổ răng số 4.
Để biết chính xác trường hợp của mình niềng răng có phải nhổ răng số 4 không, bạn hãy đến trực tiếp nha khoa thăm khám và chụp phim X-quang. Dựa trên kết quả chụp phim và thăm khám trực tiếp, bác sĩ mới có thể đưa ra kế hoạch niềng răng chính xác nhất cho bạn.
Có thể bạn quan tâm: Khi chỉnh nha sẽ nhổ răng trước hay gắn mắc cài trước?
Nhổ răng số 4 để niềng răng có ảnh hưởng gì không?
Niềng răng phải nhổ răng số 4 có ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng cũng như thẩm mỹ nụ cười không là nỗi băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Hãy cùng Nha khoa Thúy Đức phân tích, đánh giá những tác động của việc nhổ răng số 4 để niềng răng theo các khía cạnh dưới đây:
Đối với khả năng ăn nhai
Niềng răng phải nhổ răng số 4 sẽ không ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai của bạn. Mà còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai tốt hơn. Bởi đa phần những trường hợp niềng răng nhổ răng số 4 là những trường hợp răng hô móm, lệch lạc nặng, khớp cắn sai lệch. Việc nhổ răng số 4 để niềng răng sẽ tạo khoảng trống, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí thẩm mỹ và chuẩn khớp cắn.
Đối với xương hàm
Trên thực tế, nếu mất răng lâu ngày mà không trồng lại sẽ khiến xương hàm bị tiêu đi. Nhưng với trường hợp niềng răng phải nhổ răng số 4 thì sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ tính toán lực kéo, giúp các răng trên cung hàm dịch chuyển và dàn đều, không để khoảng trống tại răng số 4 nên bạn sẽ không phải lo lắng niềng răng nhổ 4 cái răng sẽ ảnh hưởng đến xương hàm.
Đọc thêm: Mất răng số 6 có niềng răng được không?
Đối với các răng xung quanh
Niềng răng nhổ răng số 4 đúng kỹ thuật, sẽ không ảnh hưởng đến các răng xung quanh. Đồng thời, nhổ răng số 4 còn tạo khoảng trống giúp các răng dễ dàng dàn đều, không phải mọc chen chúc, xô lấn nhau.
Đối với thẩm mỹ nụ cười
Thời gian đầu khi mới nhổ răng số 4 để niềng răng sẽ tạo ra những khoảng trống, khiến nụ cười thiếu thẩm mỹ. Nhưng sau khi răng đã dịch chuyển lấp đầy khoảng trống của răng số 4 trên cung hàm thì bạn sẽ có 1 hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn, chuẩn thẩm mỹ.
Nhổ 4 răng số 4 để niềng răng có nguy hiểm không?
Niềng răng phải nhổ răng số 4 thường bác sĩ sẽ chỉnh định nhổ 2 hoặc 4 cái cùng 1 lúc. Trong trường hợp, sức khỏe của bệnh nhân tốt, có thể niềng răng nhổ 4 cái răng số 4 mà không gây nguy hiểm đến sức khỏe của bệnh nhân.
Mặc dù, nhổ răng số 4 rất đơn giản, nhẹ nhàng, không phức tạp như nhổ răng số 8 hay các răng hàm lớn như răng số 6, số 7. Nhưng để đảm bảo nhổ 4 răng số 4 niềng răng không gây nguy hiểm gì, bạn cần nhổ răng ở những địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ giỏi. Đồng thời, bạn phải biết cách chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi nhổ răng để tránh tình trạng sưng tấy, nhiễm trùng tại vị trí nhổ răng.
Cách chăm sóc răng sau khi nhổ răng số 4 để niềng răng:
- Uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.
- Sau khi nhổ răng, có thể sẽ có hiện tượng chảy máu. Nên cắn chặt bông gòn trong khoảng 30 phút để cầm máu. Không được khạc nhổ để tránh làm tổn thương đến vị trí nhổ răng.
- Trong 1-2 ngày đầu tiên sau khi nhổ răng, không nên ăn đồ ăn quá cứng, quá dai, cay, nóng. Nên ăn các món ăn mềm để hạn chế lực tác động mạnh lên vết thương, giúp vết thương sau nhổ răng nhanh lành hơn. Những món ăn như cháo, súp, khoai tây, sinh tố,… là những gợi ý tuyệt vời dành cho bạn.
Đọc thêm: Nhổ răng số 5 và 6 khi niềng răng có nguy hiểm không?